Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng 'bay lượn' không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do

Với nhiều game thủ đam mê thể loại không chiến hay mô phỏng lái máy bay, cần lái (hay joystick) được coi là phụ kiện 'buộc phải có'. Ngoài việc mang đến cách thức điều khiển chính xác hơn, món phụ kiện này còn làm tăng cảm giác nhập tâm vào trò chơi, mang lại trải nghiệm như đang ngồi trong buồng lái của một chiếc máy bay đang bay lượn trên bầu trời.

Hiện tại, lựa chọn tốt nhất cho các mẫu cần lái máy bay vẫn là các sản phẩm tới từ thương hiệu nổi tiếng như Logitech, Saitek hoặc ThrustMaster, với độ mô phỏng chân thực, khả năng tương thích cao, chất lượng gia công tốt. Điểm hạn chế duy nhất của các mẫu cần lái này chính là giá bán khá đắt đỏ, không phù hợp với những đối tượng người dùng phổ thông.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các mẫu cần lái giá rẻ đã mang đến cho người dùng Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn. Chỉ với khoảng gần 1,7 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu mẫu cần lái máy bay PXN 2119II đến từ PXN - một hãng sản xuất phụ kiện chơi game từ Trung Quốc.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 1.

Mặc dù có giá bán khá rẻ, PXN 2119II vẫn có đầy đủ 'đồ chơi' như cần điều khiển (flight stick) và cần throttle (hay còn gọi là bướm ga), tương tự như các mẫu cần lái máy bay đắt tiền của Logitech hay ThrustMaster. Thiết bị kết nối với PC thông qua cổng USB, hỗ trợ hệ điều hành Windows 7 và Windows 10.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 2.

Cần điều khiển của PXN 2119II hỗ trợ di chuyển theo 4 trục, 8 hướng và có thể xoay đứng 120 độ, đủ linh hoạt để người chơi thực hiện các động tác bay phức tạp như lượn, lộn vòng .v.v. Trong các tựa game không chiến nhịp độ nhanh như Elite Dangerous hay War Thunder, người viết thật sự bất ngờ khi trải nghiệm lái của PXN 2119II tương đối tốt. Cụ thể, cần điều khiển khá nhạy, trong khi khả năng di chuyển của cần cũng rmượt mà, linh hoạt.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 3.

Mặt trong của cần điều khiển là nơi bố trí 2 nút cò súng, giúp người chơi khai hỏa khi không chiếm. Tuy nhiên, 2 nút cò súng này lại thiếu độ nẩy và khá lỏng lẻo, khiến người chơi dễ có những pha khai hỏa nhầm do vô tình chạm vào.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 4.

Phía trên đỉnh cần điều khiển là cụm cụm điều hướng và 4 nút tắt. Tuy nhiên, việc sử dụng các nút chức năng này không thực sự 'sướng', do nút rất thiếu độ nảy, nếu không muốn nói là cứng và 'rít'.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 5.

Ở phần đế của cần điều khiển, một dãy nút phím nóng cũng được nhà sản xuất PXN tích hợp vào. Việc bổ sung một lượng lớn nút như vậy nhằm phục vụ các tựa game lái báy may mô phỏng có cơ chế điều khiển phức tạp như Microsoft Flight Simulator, giúp người chơi không cần phải sử dụng bàn phím. Tổng cộng, phần cần lái của PXN 2119II tích hợp 12 phím bấm, và có thể tùy chỉnh trong nhiều tựa game.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 6.

Trong nhiều tựa game, người dùng có thể trải nghiệm chỉ với riêng cần điều khiển. Tuy nhiên, để tăng thêm cảm giác nhập tâm vào trò chơi, bạn có thể sử dụng thêm cần throttle, vốn được sử dụng để tăng / giảm tốc độ bay cách đẩy cần về phía trước hoặc sau. Với PXN 2119II, cần throttle kết nối với cần joystick thông qua cổng PS2.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 7.

Cần throttle của PXN 2119II có phần 'ngoại hình' đặc biệt giống bộ cần lái X52 Pro của Saitek, với kiểu thiết kế công thái học phù hợp với bàn tay của người dùng. Thiết bị sử dụng một lớp cao su trơn bọc lên giúp người dùng không bị trơn trượt nếu ra nhiều mồ hôi. Giống như cần điều khiển, phần cạnh bên phải của cần throttle cũng được bố trí một loạt phím tắt.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 8.

Mặt đáy của cần điều khiển PXN 2119II. Cần điều khiển sử dụng chân hút cao su để cố định

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 9.

Đây là cần gạt bật / tắt chế độ rung của cần điều khiển. Tuy nhiên trong quá trình trải nghiệm các game như War Thunder, Elite Dangerous hay X4 Foundations, chế độ rung vì một lý do nào đó đã không hoạt động.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 10.

Khả năng tương thích cũng là một tiêu chí cần quan tâm khi mua các phụ kiện chơi game. Với các sản phẩm đến từ Logitech, Saitek hoặc ThrustMaster, người chơi có thể trải nghiệm cảm giác Plug and Play (tức chỉ cần kết nối với PC và chơi, không cần phải setup hoặc chỉnh nút). Với các sản phẩm giá rẻ như PXN 2119II, phải thừa nhận, đây không phải là một điểm mạnh của mẫu cần lái này.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 11.

Khi cài đặt xong driver, thiết bị chỉ được Windows nhận diện là "USB Joystick", không hề hiển thị tên hãng và mã sản phẩm như các sản phẩm đắt tiền của ThrustMaster. Đương nhiên, PXN 2119II cũng không đi kèm theo phần mềm riêng giúp người chơi thử nghiệm các nút / độ nhạy. Thay vào đó, bạn phải sử dụng tính năng này của chính Windows.

Trên tay cần lái máy bay PXN 2119II: Giá rẻ nhưng bay lượn không thua đồ xịn, dùng nhiều sẽ hơi nản vì 1 lý do - Ảnh 12.

Quá trình trải nghiệm thực tế cho thấy, không phải tựa game nào cũng 'nhận diện' được PXN 2119II và tự động 'setup' nút. Thông thường, các tựa game mô phỏng hoặc không chiến chỉ hỗ trợ một vài mẫu joystick nhất định của ThrustMaster, Logitech và Saitek. Với các sản phẩm như PXN 2119II, người dùng sẽ buộc phải tự tùy chỉnh từng nút điều khiển sao cho phù hợp.

Nhìn chung, PXN 2119II là một lựa chọn chấp nhận được với các ưu điểm như trải nghiệm sử dụng tốt, không thua kém các sản phẩm đắt tiền, cho phép bạn 'bay lượn' trong các tựa game không chiến mà không cần bỏ ra quá nhiều tiền. Tuy nhiên, với những game thủ tìm kiếm một bộ sản phẩm có khả năng tương thích tốt, không cần phải tùy chỉnh quá nhiều, các mẫu sản phẩm của Logitech và Thrusmaster sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.

*Xin cảm ơn An Phát PC đã chia sẻ sản phẩm cũng như hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện review sản phẩm này!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Đánh giá sản phẩm